Vấn nạn tự tử ở Hàn Quốc – Đến bao giờ mới chấm dứt

Gần đây, có rất nhiều thông tin liên quan đến ca sĩ A, nghệ sĩ B tự tử ở Hàn Quốc. Nhưng có một sự thật đau lòng rằng, không phải đến gần đây thì vấn nạn này mới nổi lên và không phải chỉ có người nổi tiếng mới phải chịu những áp lực đẩy họ đến con đường cùng này…

Bài viết tham khảo:

1. Tình trạng hiện nay

Tỉ lệ tự tử ở Hàn Quốc cao thứ 4 trên thế giới trong năm 2019

Tỉ lệ tự tử ở Hàn Quốc cao thứ 4 trên thế giới trong năm 2019

Tỉ lệ tự tử ở Hàn Quốc đứng thứ 10 trên toàn thế giới theo số liệu thống kê của “Tổ chức Y tế Thế giới” (World Health Organization). Tỉ lệ này cũng đứng thứ 2 trong nhóm các nước thuộc “Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)”, chỉ đứng sau Lithuania.

Đây là nguyên nhân gây nên tử vong hàng đầu đối với công dân nằm trong độ tuổi từ 10 đến 30, và là nguyên nhân thứ hai, đứng sau bệnh ung thư, đối với các công dân có độ tuổi trên 40.

Nam giới, theo truyền thống của là người đóng vai trò nuôi ăn cho cả gia đình, có tỉ lệ tự tử ở Hàn Quốc là 37,5%, gấp 2,5 lần tỉ lệ này ở nữ giới (15,5%).

2. Một đất nước chịu nhiều áp lực

Học sinh thi đại học ở Hàn Quốc phải chịu nhiều áp lực

Học sinh thi đại học ở Hàn Quốc phải chịu nhiều áp lực

Người Hàn Quốc hiện nay, cũng như người dân tại nhiều quốc gia Châu Á khác, vẫn đang phải loanh quanh trong cái vòng luẩn quẩn của những tiêu chuẩn trên trời về sự hoàn hảo trong học tập và sự nghiệp.

Tại Hàn Quốc, là học sinh giỏi toàn diện luôn được đánh giá rất cao, những yêu cầu và kì vọng từ bố mẹ luôn đè nặng trên đôi vai của trẻ em từ bé cho đến khi trưởng thành.

Một trong những bằng chứng cụ thể nhất cho vấn đề này, đó chính là số lượng các lò luyện thi, hay còn được gọi là “hagwon” tại Hàn Quốc. Đây là nơi mà hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên của Hàn Quốc sẽ mau mau chóng chóng di chuyển đến để tiếp tục công việc học tập bên ngoài những giờ học chính khóa trên lớp vừa mới kết thúc.

Nhiệm vụ của những lớp học thêm tư nhân này chính là nhằm mục đích gia sư, giúp đỡ các bạn học sinh hoàn thiện bài tập về nhà và giao thêm một số khóa luyện tập khác.

Tuy nhiên trên thực tế, hagwon không hẳn đã tốt đẹp như vậy khi những lớp học thêm này gần như không giúp các em học sinh phát triển được khả năng của mình mà đang có xu hướng dập khuôn các em.

Một học sinh Hàn Quốc trung bình mất từ 13 đến 16 tiếng/ngày để hoàn thiện các công việc trên lớp và thực hiện các công việc có liên quan đến học thuật. Các em chỉ có 5 tiếng để ngủ mỗi ngày.

Và nếu các bạn tìm hiểu thông tin về các trường đại học tại Hàn Quốc để chuẩn bị du học thì hẳn cũng có bạn nghe qua về “SKY” – top 3 trường Đại học hàng đầu Hàn Quốc.

Nếu như kì thi đại học đã khắc nghiệt, khó khăn vô cùng thì để đặt chân vào 1 trong 3 trường đại học này có khó hơn gấp trăm lần. Đơn giản vì người Hàn Quốc quan niệm rằng, chỉ cần vào được 1 trong 3 cơ sở giáo dục danh giá này thì một người đã có được bước đệm cần thiết để đạt được mọi thành công trong tương lai.

3. Điều kiện và Môi trường Làm việc khắc nghiệt

Áp lực làm việc khắc nghiệt cũng khiến tỉ lệ tự tử ở Hàn Quốc tăng cao

Áp lực làm việc khắc nghiệt cũng khiến tỉ lệ tự tử ở Hàn Quốc tăng cao

Khi bắt đầu gia nhập vào lực lượng lao động, người Hàn Quốc một lần nữa lại tiếp tục đối mặt với những áp lực tuy vô hình mà khổng lồ, vì giới kinh doanh tại xứ sở kim chi là một môi trường cạnh tranh cao và coi trọng thứ bậc.

Cũng như đất nước Nhật Bản hàng xóm, người Hàn Quốc cũng có một từ để ám chỉ những người tử vong do làm việc quá sức, và đó là “gwarosa”. Cũng không quá bất ngờ bởi Hàn Quốc nằm trong số những quốc gia mà người lao động phải làm thêm ngoài giờ nhiều nhất trên thế giới.

Trong năm 2018, số liệu thống kê cho thấy một nhân viên tại Hàn Quốc phải làm trung bình 2,005 giờ/năm, tương đương với 167 giờ/tháng. Cho đến tháng 07/2018, số giờ làm việc trong một tuần được pháp luật cho phép vẫn duy trì ở con số 68 giờ/6 ngày/tuần.

Chỉ mới gần đây, Chính phủ Hàn Quốc đã phải đưa ra đạo luật để giảm số giờ làm xuống 52 tiếng/5 ngày/tuần. Tuy nhiên nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngờ tính hiệu quả của đạo luật này khi đã có hàng trăm người lao động là nạn nhân của “gwarosa” trong năm 2017.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chế độ làm việc hà khắc này. Trong một xã hội chịu ảnh hưởng nhiều bởi Nho giáo, làm việc được coi là cách duy nhất để một cá nhân cống hiến cho xã hội. Chính vì vậy, người đi làm rất được coi trọng trong xã hội Hàn Quốc.

Cùng lúc đó, một cá nhân luôn nặng gánh danh dự của gia đình và tổ tiên trên đôi vai của mình. Điều này cũng có nghĩa là thành công hay thất bại của một cá nhân có ảnh hưởng to lớn hơn nhiều người vẫn tưởng.

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á những năm 1997 đã để lại những hậu quả khôn lường lên nền kinh tế của quốc gia Đông Á này. Đây là sự kiện khiến người dân Hàn Quốc ngày nay sẵn sàng dâng hiến toàn bộ tâm trí và thể lực cho công ty mà họ đang làm việc.

Dưới những áp lực khủng khiếp như vậy, cùng với chế độ giờ làm việc không khoa học, đã khiến nhiều người Hàn tìm đến rượu để giải tỏa các bức xức tâm lý, mà cụ thể là “soju”.

Gần 20% dân số xứ sở kim chi thừa nhận rằng họ uống nhiều hơn 10 chén mỗi tuần.

Những áp lực công việc bị dồn nén đã khiến tỉ lệ tự tử ở Hàn Quốc tăng cao nhanh chóng. Cứ 100,000 người thì có 25 trường hợp tự sát trong năm 2016.

4. Sức khỏe Tâm thần không được coi trọng

Ở Hàn Quốc, việc đề cập đến sức khỏe tâm thần được coi là điều cấm kị, kể cả khi tâm sự, nói chuyện với các thành viên trong gia đình. Hơn 90% các nạn nhân tìm đến con đường tự sát đã từng được chẩn đoán có vấn đề về tâm lý, nhưng chỉ 15% trong số này được chữa trị theo đúng liệu trình cần thiết.

Mỗi năm, hơn 2 triệu người đang phải gánh chịu những ảnh hưởng của chứng bệnh trầm cảm ở Hàn Quốc, nhưng chỉ 15,000 người lựa chọn đi chữa trị thường xuyên.

Các chứng bệnh có liên quan đến tâm lý bị coi thường, xem nhẹ trong xã hội Hàn Quốc. Bố mẹ thường không khuyến khích con cái đi chữa trị các chứng bệnh tương tự.

Sự kì thị không hề nhỏ đối với việc chữa trị các chứng bệnh tâm thần khiến nhiều triệu chứng không được phát hiện kịp thời, dẫn đến những quyết định tiêu cực của người bệnh.

Trong xã hội Hàn Quốc, trầm cảm bị nhiều người cho rằng đây chỉ là thứ cảm xúc nhất thời, bị người ta làm cường điệu hóa, cứ để đấy rồi nó cũng tự hết thôi. Nhiều bệnh nhân sau khi tìm kiếm bác sĩ chữa trị thì cũng tự quyết định ngừng lại, hoặc bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ rằng họ chỉ cần đức tin và tập luyện thể dục mỗi ngày thì tâm trạng sẽ khá lên thôi.

Cách hành xử như vậy đến từ áp lực xã hội, không coi đây như một căn bệnh tâm lý thực sự, cần có sự chăm sóc và can thiệp y tế kịp thời.

5. Phản ứng của Chính phủ Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chiến dịch “Strategies to Prevent Suicide (STOP)” (tạm dịch là “Các chiến lược Ngăn chặn Tự tử”), một dự án nhằm nâng cao nhận thức của công chúng, cải thiện việc các phương tiện truyền thông đưa tin về vấn đề này, hạn chế cách thức và phương tiện thực hiện, đồng thời nâng cao chất lượng chữa trị cho các bệnh nhân có chứng bệnh trầm cảm, có xu hướng tự sát.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc còn tạo ra một ứng dụng trên smartphone để kiếm tra các bài đăng của học sinh trên mạng xã hội, tin nhắn hay website cho những từ ngữ, chủ đề có liên quan đến vấn đề này.

Vì việc đưa tin về chủ đề này ảnh hưởng đến tỉ lệ tự tử ở Hàn Quốc nên Chính phủ nước này cũng đã đưa ra “Ban hành hướng dẫn cấp quốc gia về việc đưa tin về vấn đề tự tử trên các phương tiện truyền thông”, tập trung đưa ra những cảnh báo và cơ hội chữa trị và giảm tần suất đưa tin về nguyên nhân sự việc, cách thức thực hiện.

Xứ sở kim chi cũng tăng cường giáo dục kiến thức xung quanh vấn nạn này cho các cá nhân như giáo viên, nhân viên xã hội, tình nguyện viên và những nhà lãnh đạo trẻ. Mọi người có thể sử dụng những biện pháp vũ lực cần thiết để can ngăn một người đang có ý định tự sát.

Chính phủ cũng đã giảm thiểu các cách thức, phương tiện để một cá nhân có thể gây tổn hại đến bản thân.

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.