CCTV tại Hàn Quốc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân xứ sở kim chi. Nhưng tại sao người dân nơi đây vừa cần mà lại vừa muốn né tránh tầm kiểm soát của CCTV vậy?
Bài viết tham khảo:
- Điều kiện Du học Hàn Quốc năm 2020 có gì thay đổi không?
- Pháp luật và Phụ nữ ở Hàn Quốc: Những mâu thuẫn khó lòng giải quyết
Contents
1. CCTV là gì?
Đối với những ai còn lạ lẫm với khái niệm này, CCTV là viết tắt của cụm từ “Closed Circuit Television”, hiểu đơn giản trong tiếng Việt là Camera quan sát.
CCTV tại Hàn Quốc được chính phủ sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ ngăn chặn, giảm thiểu tội phạm đến quan sát giao thông, giám sát các hoạt động có thể gây ảnh hưởng đến môi trường từ các doanh nghiệp,…
Thời đại công nghệ đã làm gia tăng số lượng và sự thông dụng của CCTV. Camera thì càng ngày càng tốt hơn, nhỏ hơn mà lại rẻ hơn. Công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng khiến cho các tổ chức, cá nhân (dù của Chính phủ hay phi Chính phủ, của công hay của tư) đều có thể kiểm tra nhân dạng của bất cứ ai đi qua CCTV.
Theo mục đích nguyên bản, tăng cường lắp đặt CCTV tại Hàn Quốc sẽ giúp cho việc quản lý xã hội an toàn hơn và hiệu quả hơn, nhưng nó cũng có thể xâm phạm vào quyền riêng tư và tự do của một cá nhân.
2. Số lượng CCTV tại Hàn Quốc
Bảng số liệu sau thể hiện số lượng camera hiện đang được lắp đặt tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc:
Thành phố |
Quốc gia |
Số lượng CCTV |
Dân số |
Trung bình số CCTV trên 1000 người |
Seoul | Hàn Quốc | 37,883 | 9,962,393 | 3.8 |
Seoul nằm trong top những thành phố có nhiều CCTV nhất, không chỉ tại Hàn Quốc mà còn trên thế giới. Tại đây, CCTV được lắp đặt ở khắp mọi nơi, từ nhà ga, tàu điện ngầm, siêu thị, trường học,…
Những hành vi sai trái hay phạm pháp đều sẽ bị ghi lại và người phạm tội sẽ bị xử lý theo đúng quy định.
Không chỉ riêng thủ đô Seoul mà trên khắp cả nước, chính quyền địa phương và chính phủ mỗi năm đang lắp đạt hàng chục ngàn CCTV tại các địa điểm công cộng. Tính đến năm 2018, đã có hơn 1,000,000 camera đang hoạt động tại nước này, tăng 200% so với thời điểm 5 năm trước.
3. Mục đích của CCTV tại Hàn Quốc
Trong giai đoạn 5 năm 2013 – 2018, số lượng camera được lắp mới mỗi năm luôn xấp xỉ con số 100,000 camera.
Trong số các camera này, có đến gần một nửa được lắp đặt vì mục đích an ninh cơ sở và an toàn cháy nổ. 45% trong số này lại được lắp đặt để phòng chống tội phạm. Một số khác lại được lắp nhằm mục đích thi hành luật an toàn giao thông và các mục đích thu thập dữ liệu.
CCTV ở Hàn Quốc tỏ ra hữu hiệu và giúp ích cho lực lượng thi hành pháp luật khi cảnh sát đã từng thừa nhận nhờ có CCTV, họ đã phá được nhiều vụ án quan trọng.
Nếu không có CCTV, cảnh sát chỉ có thể dựa vào trí nhớ của các nhân chứng, mà nhiều khi không chính xác. Video của CCTV thì lại ổn định và khách quan, giá trị khi mang ra làm bằng chứng là rất cao.
Hiện nay, bước đầu tiên trong quá trình điều tra của cảnh sát là thu giữ các đoạn băng ghi hình có liên quan. CCTV cũng có tác dụng điều tra nguyên nhân tai nạn.
Nhiều người sống ở những khu vực kém phát triển hơn thường yêu cầu được lắp camera trong khu vực lân cận để tăng cường an ninh. Đến ngày nay, CCTV đã trở thành một phần tất yếu của đời sống hàng ngày.
4. Chiến dịch lắp đặt CCTV quanh khu vực trường học
Thủ đô Seoul cũng đang đưa ra kế hoạch sẽ gắn camera bắn tốc độ xung quanh tất cả các khu vực trường học trước năm 2022, trong nỗ lực đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Chính quyền thủ đô Seoul đã đầu tư 24 tỉ won (tương đương với $20,21 triệu đô la) để lắp thêm 600 camera tốc độ trong 527 khu vực gần các trường tiểu học mà hiện nay chưa có trước năm 2022.
Các khu vực này đều là những khuôn viên được thiết kế để bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ tai nạn giao thông, những con đường xung quanh nhà trẻ, trường tiểu học, trường trông trẻ và các học viện tư thục.
Các tài xế chỉ được phép duy trì tốc độ dưới 30 km/h trong các khu vực này, trước đây người vi phạm thường không bị phạt do không có đủ camera.
Hiện nay có tất cả 1.721 khu vực bảo vệ trẻ em như vậy rải rác trên toàn thành phố, trong đó có 606 khu vực nằm xung quanh các trường tiểu học nhưng chỉ có 13% trong số này có CCTV.
Ngoài ra các camera trong khu vực có chức năng phát hiện các trường hợp dừng đỗ xe trái phép trong khu vực này.
Theo như số liệu thống kê của thành phố, có đến 440 vụ tai nạn giao thông xảy ra trong khu vực bảo vệ trẻ em trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018, khiến cho 6 người chết và 452 người bị thương.
Đạo luật lần này là biện pháp quyết liệt nhằm tránh tái diễn những vụ việc tương tự.
5. Những lo ngại trong vấn đề lắp đặt CCTV tại Hàn Quốc
Nhờ có những lợi ích nêu trên, đã có thêm nhiều yêu cầu lắp đặt thêm CCTV để loại bỏ điểm mù. Tuy nhiên, cũng có những lo lắng về việc chính phủ sẽ có thể sử dụng các camera này và các dữ liệu mà họ thu thập được, can thiệp vào cuộc sống của công dân và quyền riêng tư của mọi người.
Ai đi trên đường ở bất kì thành phố nào của Hàn Quốc cũng có thể bị ghi hình lại thông qua CCTV. Với 8 triệu camera (số liệu năm 2017) hoạt động ở khắp nơi, từ bến tàu điện ngầm đến đường phố, Hàn Quốc giờ đây đang trở thành một trong những quốc gia bị giám sát nhiều nhất trên thế giới.
Với CCTV ngày càng nhỏ hơn, ghi hình tốt hơn và có mặt ở khắp mọi nơi thì sự riêng tư ở nơi công cộng sẽ sớm chỉ còn là dĩ vãng.
Con số 8 triệu camera đại diện cho việc người Hàn Quốc hiện nay đang bị giám sát ở mức độ nào, đó là chưa kể số lượng camera gắn ở các phương tiện di chuyển và điện thoại di động.
Theo luật quy định của Hàn Quốc, người dân cũng có thể tự lắp đặt CCTV ở trên khuôn viên, diện tích nhà mình mà không cần đăng ký hay được cấp phép. Điều kiện duy nhất là chủ nhà phải công khai vị trí cài đặt CCTV nhưng điều kiện này cũng hiếm khi được kiểm tra.
CCTV cũng từng được sử dụng để trở thành phương tiên đánh cắp mã PIN của thẻ credit hoặc để tung clip sex của người yêu cũ.
korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam