Phụ nữ ở Hàn Quốc trong những năm gần đây tồn tại cảm giác nghi ngờ đối hệ thống pháp luật của đất nước này. Liệu họ có đang thực sự được bảo vệ bởi những quy định hiện hành, hay đó chỉ là thứ vỏ bọc hợp thức hóa những điều vô lý đang diễn ra xung quanh họ?
Bài viết tham khảo:
- Điều kiện Du học Hàn Quốc – Những Cập nhật mới nhất
- Vấn nạn tự tử ở Hàn Quốc: Đến bao giờ mới chấm dứt?
1. Vụ án Goo Hara
Hẳn các bạn cũng đã nghe nói về sự qua đời vô cùng đáng tiếc của nữ ca sĩ kiêm diễn viên Goo Hara – cựu thành viên của nhóm nhạc Hàn Quốc Kara trong khoảng thời gian gần đây. Nhưng không phải ai cũng biết trước khi đi tới quyết định này, cô đã đâm đơn kiện người bạn trai cũ với cáo buộc quay phim trái phép cảnh quan hệ của hai người và hành vi đe dọa sẽ công khai đoạn video đó lên mạng.
Trong phiên tòa xét xử vụ án của cô, thẩm phán đã đưa ra những quyết định gây nhiều tranh cãi, khiến cái chết của nữ idol đã và đang làm rấy lên những nghi ngờ về khả năng của tòa án khi xử lý những vụ án liên quan đến vấn đề giới tính và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ ở Hàn Quốc.
Khi mà Goo Ha-ra, cựu thành viên của nhóm nhạc nữ K-pop Kara, tự sát vào tháng trước, nhiều người đã thương tiếc trước sự ra đi này và hướng sự giận dữ của mình về phía bạn trai cũ của cô – người đã có hành vi và lời lẽ đe dọa tung clip quan hệ giữa cô và anh ta lên mạng, nhưng đã được tòa tha bổng.
Từ năm ngoái, Goo Hara đã đấu tranh trong một phiên tòa với Choi Jong-bum, vào thời điểm đó là nhà tạo mẫu tóc, người đã hành hung cô và đe dọa tung clip quan hệ giữa 2 người được quay trong khoảng thời gian hai người còn hẹn hò.
Vào tháng 8, Thẩm phán Oh Deok-sik đã tuyên án 18 tháng tù treo trong 3 năm đối với Choi Jong-bum vì tội hành hung và các cáo buộc khác. Tuy nhiên Thẩm phán đã tha bổng cho Choi khỏi tội danh khởi tố chính, đó là quay clip quan hệ giữa hai người mà chưa có sự đồng ý của Goo Hara, một tội danh mà nếu xử đúng có thể bị tù tối đa 5 năm. Thẩm phán giải thích cho quyết định này là do Goo Hara không chứng minh được một cách rõ ràng được việc cô đã phản đối không cho quay phim.
Quyết định này không phải là thứ duy nhất khiến cho Goo Hara và những người ủng hộ cô phẫn nộ. Bất chấp sự phản đối của Goo Hara, Thẩm phán Oh đưa ra nghi vấn về sự tồn tại của clip sex trong cáo buộc. Khi đưa ra phán quyết trong một phòng xử án lúc đó đang chứa ít nhất 20 người tham dự, Thẩm phán Oh công khai đọc to tất cả các địa điểm và tần suất quan hệ tình dục giữa nạn nhân và bị cáo, coi đó là thông tin có liên quan đến phiên xét xử và dùng nó để “giải thích” cho quyết định tha bổng đối với cáo buộc quay phim trái phép của bị cáo Choi.
Chịu tác động bởi cái chết của Goo, các nhóm nữ quyền đã công khai tố cáo Thẩm phán Oh và gọi phán quyết của ông là “quyết định phân biệt / thiên vị giới tính” ngay trước Tòa án Quận Trung tâm Seoul. Mọi người cho rằng xã hội đóng một vai trò không thể chối cãi trong cái chết của Goo và một phần nguyên nhân nằm trong phán quyết của Thẩm phán Oh.
Thẩm phán Oh cũng đã bị phê bình bởi cách xử lý các vụ việc tương tự trong khoảng thời gian trước đây. Tháng trước, vị thẩm phán này đã quyết định đưa ra bản án tù treo cho một nhiếp ảnh gia sau cáo buộc người này đã lén chụp những bức ảnh nhạy cảm của nhiều khách đến tham dự các đám cưới trong vòng 3 năm liền bằng cách lắp spy cam trên sàn nhà.
2. Những khó khăn của nạn nhân khi là phụ nữ ở Hàn Quốc
Không dễ dàng gì để một nạn nhân sau khi bị bạo hành và xâm hại tình dục có đủ dũng cảm để mang trường hợp của mình ra tòa và tiếp tục chiến đấu một cuộc chiến về mặt pháp luật.
Họ phải nhớ lại những điều tồi tệ đã xảy ra với bản thân mình trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa, không chỉ 1 lần mà là nhiều lần, đối mặt với những kháng cáo từ phía bị cáo và không tránh được việc bị xã hội nhìn với con mắt coi thường.
Nhưng những nạn nhân này chọn mang sự việc xảy ra với mình lên phiên tòa bởi họ tin rằng phán quyết từ tòa án sẽ trả lại cho họ sự công bằng và tuyên cho kẻ gây án một hình phạt xứng đáng.
Tuy nhiên, thực tại của Hàn Quốc lại không được như vậy khi mà nhiều nạn nhân cảm thấy không thỏa đáng với những quyết định phán quyết mang nhiều tính e dè, thận trọng và bênh vực nam giới. Các quyết định này thường xử rất nhẹ nhàng đối với những tội phạm tình dục là nam, và trong một số trường hợp, chính phiên tòa xử án này lại mang lại cho nạn nhân nhiều hơn những tổn thương về mặt tinh thần.
Thẩm phán Oh Deok-sik không phải là trường hợp duy nhất. Hệ thống pháp luật đã liên tục giải quyết không hiệu quả, không triệt để đối với các video quay lén và những tội phạm thực hiện hành vi gây tổn hại đến phụ nữ.
Đã có vụ việc tội phạm nam giới quay lén nửa thân dưới của một người phụ nữ mặc legging trên xe buýt nhưng lại không được coi là đang thực hiện hành vi quấy rối tình dục do legging vẫn được tính là đồ mặc ngoài bình thường. Điều đáng phẫn nộ hơn là bức ảnh chụp trộm đó lại được in ra công khai và đính kèm như “tài liệu vụ án”.
Còn nhiều nhiều hơn nữa những phán quyết gây khó hiểu và phẫn nộ khác, đồng nghĩa với việc nhiều nạn nhân đã phải chịu phần thua trong chính phiên tòa của chính mình bởi những phán quyết mang tính chất ngẫu nhiên và cảm tính như vậy. Thẩm phán thường cho rằng nạn nhân “đã không chống cự đủ kiên quyết” để người đó được coi là một nạn nhân thực sự.
Nhiều người tin rằng những phán quyết vô lý như vậy sẽ còn tiếp tục được đưa ra chừng nào nam giới vẫn chiếm đa số trong bộ máy tư pháp và hành pháp như hiện nay.
Tính đến thời điểm tháng 02/2019, chỉ có 30% các thẩm phán là nữ giới, ở tầng lớp có kinh niên thì tỉ lệ này lại càng thấp – 20% đối với tòa án cấp thấp và chỉ 4% đối với các tòa án cấp cao. Chỉ có 3 thẩm phán nữ trong tổng số 13 Thẩm phán tòa án cấp cao.
Có lẽ vì vậy mà mâu thuẫn giữa Hệ thống Pháp luật và Phụ nữ ở Hàn Quốc có lẽ không phải là thứ có thể giải quyết được trong một sớm một chiều.
korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam