Tết cổ truyền Hàn Quốc – Phong tục ngày tết ở Hàn Quốc

Tại mỗi quốc gia, đều có những phong tục đón tết cổ truyền. Hàn Quốc cũng vậy, họ cũng có một cái tết cổ truyền giống như các quốc gia khác. Nhưng điều đặc biệt, trong ngày tết của người Hàn Quốc không phải ai cũng biết. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về nét văn hóa truyền thống, nhưng vô cùng đặc biệt này của người dân Hàn Quốc.

le-tet-o-han-quc

Con cháu chúc tết ông bad, bố mẹ và được lì xì

Nói đến tết là nói đến những điều may mắn, tốt đẹp. Họ luôn dành cho nhau, những chúc mừng tốt lành và vui vẻ nhất.

Hàn Quốc cũng đón tết theo lịch âm, bắt đầu vào 12h ngày 01/01  như Việt Nam. Không khí tết, thực sự tràn về khi bắt đầu tiếng đồng hồ điểm 12h  được đánh lên. Đây là, khoảng khắc giao thừa và là khoảng khắc thiêng liêng nhất. Bởi đây, là sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Xem thên Hyeri nói về Tết Hàn Quốc

Nhưng để có một cái tết chu đáo, cần phải có sự chuẩn bị trước tết rất kỹ lưỡng. Nhất là trong ngày 30 tết, thì sự chuẩn bị để đón tết cực kỳ náo nhiệt như: Dọn dẹp nhà cửa, trang trí nhà cửa, cắm hoa… và kiểm tra lại những gì còn thiếu để bổ sung cho đầy đủ.

Bên cạnh đó, vào tối đêm 30 mọi người sẽ phải tắm rửa bằng nước nóng sạch sẽ. Mục đích: Gột bỏ những điều không may mắn của năm cũ, và đón niềm vui trong năm mới.

Đối với người Việt Nam, ngày tết người dân thường cắm cây nêu (Cây tre) để xua đuổi tà ma. Còn Hàn Quốc, sẽ đem những thanh tre ra đốt vào đêm 30 để xua đuổi tà ma. Bởi theo truyền thuyết: Khi đốt những thanh tre, tiếng nổ tách tách từ thanh tre phát ra sẽ làm ma quỷ sợ hãi mà bỏ đi. Sau đó, họ còn treo những chiếc xẻng bằng rơm. Mục đích là: Dùng để hót thóc gạo rơi vãi ở ngoài cửa. Việc làm như vậy, là thể hiện sự mong muốn nhận được nhiều phúc lộc trong suốt cả năm.

Ngoài ra, trong đêm 30 (đêm giao thừa) thì sẽ không ai ngủ. Vì họ rất tin vào truyền thuyết: Nếu ngủ thì hôm sau tóc sẽ bạc và đầu óc sẽ trở nên chậm chạp.

Buổi sáng đầu tiên của năm mới, là thời điểm quan trọng nhất. Tất cả mọi người, đều phải mặc trang phục truyền thống Hanbok. Sau đó, mọi người cùng uống Gui ballo sool. Tiếp đó là  nghi lễ cúng tổ tiên:  Nghi lễ Chesa do người con trai trưởng chủ trì.

Sau khi kết thúc nghi lễ Chesa, người bé sẽ cúi lạy người lớn trong gia đình. Mục đích là: Chúc sức khỏe và may mắn sẽ đến trong năm mới. Và trẻ em sẽ được người lớn mừng tuổi (lì xì).

Cuối cùng là mọi người, cùng quây quần sum vầy bên mâm cơm đầu năm đón năm mới cùng gia đình.

Cũng giống như Việt Nam, khi ăn cơm xong mọi người sẽ đi chúc tết họ hàng, hàng xóm, du xuân…

Bạn hãy trải nghiệm nét văn hóa đặc biệt này tại xứ sở kim chi xinh đẹp khi du học Hàn Quốc nhé.

Chúc bạn năm mới vạn sự như ý.

Uống rượu trong văn hóa của người Hàn Quốc

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.