Không tiền, không hi vọng: Tầng lớp thìa đất ở Hàn Quốc sẽ đi về đâu?

Tầng lớp thìa đất và thìa vàng vốn là những khái niệm tồn tại từ nhiều năm nay trong xã hội Hàn Quốc. Nhưng với sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao, sự bất mãn của người trẻ đối với những cá nhân cầm quyền đang ngày một thể hiện rõ…

Bài viết tham khảo:

1. Tầng lớp “Thìa đất” tại Hàn Quốc đang sống như thế nào?

Có càng nhiều người trẻ thuộc tầng lớp thìa đất hiện nay sống trong những căn phòng chật hẹp như thế này

Có càng nhiều người trẻ thuộc tầng lớp thìa đất hiện nay sống trong những căn phòng chật hẹp như thế này

Hwang Hyeon-dong, một cá nhân đại diện cho tầng lớp thìa đất trong xã hội Hàn Quốc, hiện đang sinh sống trong một căn phòng chỉ rộng chưa đầy 7 m2 đặt gần ngôi trường Đại học mà anh đang theo học. Trong căn phòng trọ tại Seoul đó có tích hợp không gian sống với bồn cầu, còn nếu muốn tắm và nấu ăn, anh sẽ phải sử dụng không gian sử dụng chung của khu trọ.

Hàng tháng Hwang sẽ chi trả 350,000 won/tháng cho căn phòng trọ, đã kèm theo chi phí cho số cơm trắng anh có thể ăn trong tháng.

Những căn phòng như thế này còn có tên gọi khác là goshi-won, thường được sử dụng bởi những sinh viên không có nhiều tiền hoặc tạm thời muốn sống biệt lập để tập trung ôn thi công chức,…

Nhưng ngày nay, những căn phòng như thế này không chỉ được sử dụng với mục đích tạm thời mà còn đang dần trở thành nơi ở dài hạn cho những người trẻ như Hwang – người tự nhận mình thuộc tầng lớp “thìa đất”, người sinh ra trong những gia đình có thu nhập thấp và tự hỏi bản thân về chỗ đứng của mình trong xã hội.

“Nếu như tôi cố gắng và kiếm được công việc tốt, thì liệu tôi có bao giờ tích đủ tiền mua nhà không?”, người thanh niên 25 tuổi tâm sự khi đang ngồi trong căn phòng chật hẹp phải chất tạm quần áo lên giường. “Khoảng cách giàu nghèo này còn có thể thu hẹp lại được nữa không?”

2. Người trẻ đổ lỗi cho Nhà lãnh đạo

Định nghĩa về thìa đất và thìa vàng – những người đến từ gia đình thu nhập thấp và gia đình thu nhập cao đã tồn tại trong xã hội Hàn Quốc từ nhiều năm nay, nhưng trong khoảng thời gian gần đây vấn đề này đã dính líu một chút đến chính trị. Đầu tiên là những người đã từng ủng hộ Tổng thống đương thời Moon Jae-in.

Ông Moon bắt đầu nhiệm kì của mình từ năm 2017 với lý tưởng về công bằng xã hội và công bằng pháp lý. Nhưng đã quá nửa chặng đường cầm quyền cua mình mà ông vẫn chưa chứng minh được nhiều cho giới trẻ trong nước – những người đang ngày càng phải chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự bất bình đẳng.

Chênh lệch về mặt thu nhập đã ngày càng một rộng ra kể từ khi ông Moon lên nắm quyền, với mức thu nhập cao nhất giờ đây đã cao gấp 5,5 lần mức thu nhập thấp nhất. Trước đây con số này chỉ dừng lại ở mức 4,9 lần.

Vụ scandal xung quanh cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cho Kuk đã làm thức tỉnh những người trẻ đang gặp khó khăn như Hwang. Ông và vợ của ông (đang là giáo sư Đại học vào thời điểm đó) đã bị kết tội do lạm dụng quyền lực từ chức vụ của mình để giúp con gái họ có thể nhập học tại một trường Y trong năm 2015.

Vụ scandal đã gây nên cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiệm kì của Tổng thống Moon Jae-in và cho thấy những cá nhân thuộc tầng lớp “thìa vàng” có thể tiến xa như thế nào nhờ vào vị thế và sự giàu có của bố mẹ.

Trong tháng 9, nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng Saramon đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 3,289 người và ¾ trong số này đã nói rằng cha mẹ chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công của con cái.

Hwang tâm sự rằng anh không thể phàn nàn về việc sinh ra đã có những xuất phát điểm khác nhau. Nhưng anh tức giận khi có những người đã nhận được trợ giúp một cách không đàng hoàng. Cũng chẳng sao khi có những người được học hành trong khi anh phải làm việc kiếm ăn, nhưng trợ giúp lén lút, không ngay thẳng khiến anh cảm thấy phẫn nộ.

Một cá nhân khác là Kim làm phục vụ tại một quán bar gần trường và phải tự chia thu nhập 400,000 won/tháng của mình vào tiền thuê nhà, đồ ăn và chi tiêu khác. Hầu hết các bữa ăn của anh chỉ là một bát cơm anh chuẩn bị được trong căn bếp dùng chung và một số món ăn kèm như trứng, hành tây và nước sốt.

Số người ủng hộ ông Moon trong độ tuổi từ 19 đến 29 đã giảm từ 90% (tháng 6/2017) xuống chỉ còn 44% vào tháng 10/2019, theo khảo sát của Gallup Korea.

Không chỉ tầng lớp lao động trẻ mà cả những lao động lớn tuổi hơn cũng bắt đầu cảm nhận được ảnh hưởng khi Tổng thống Moon chỉ tập trung vào cơ hội việc làm và công bằng xã hội cho lao động trẻ.

Tổng thống Moon Jae-in cũng đã từng thừa nhận trên truyền hình rằng tỉ lệ ủng hộ ông đang giảm hiện nay là bằng chứng cho việc ông đã làm cho người dân thất vọng.

3. Tầng lớp thìa đất – thìa vàng khai thác trên khía cạnh văn hóa

Bộ phim "Parasite" đình đám hiện nay khai thác sâu sắc về khoảng cách giàu nghèo giữa tầng lớp thìa đất và thìa vàng

Bộ phim “Parasite” đình đám hiện nay khai thác sâu sắc về khoảng cách giàu nghèo giữa tầng lớp thìa đất và thìa vàng

Định nghĩa và sự phân biệt giữa thìa đất và thìa vàng dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây.

Ngay cả bộ phim “Parasite” (Tên Tiếng Việt là “Ký sinh trùng”) của đạo diễn Bong Joon Ho nói về hai gia đình với hoàn cảnh đối lập trong xã hội cũng đã làm mưa làm gió không chỉ phòng vé trong nước mà còn các liên hoan phim nước ngoài, thắng giải Cành Cọ Vàng và được đề cử làm ứng viên giải Oscar trong đề mục “Best Picture”.

Bên cạnh đó, cũng có một bộ phim hoạt hình khá nổi tiếng có tên là “Golden Spoon” (Chiếc thìa Vàng) có nhân vật một cậu bé nhà nghèo đã tráo đổi gia đình với một người bạn giàu có bằng sử dụng một chiếc thìa vàng có phép thuật để ăn. Cốt truyện đang được chuyển đổi thành series phim nhiều tập để trình chiếu trên TV.

Những chiếc thìa vàng hiện nay cũng là một sản phẩm đang được săn tìm, thay thế cho những chiếc nhẫn vàng mà theo truyền thống sẽ được tặng cho trẻ em vào ngày sinh nhật đầu tiên, mang ý nghĩa của lời cầu chúc đứa trẻ ấy sẽ có một cuộc sống giàu sang.

Việc thìa đất và thìa vàng được sử dụng và xuất hiện thường xuyên trong văn hóa truyền thông, đa dạng nhiều cách như vậy cũng phần nào phản ánh được sự tuyệt vọng và cay đắng trong tầng lớp người nghèo. Những nhà lãnh đạo đương nhiệm tự gọi mình là những nhà cải tổ, nhưng trên thực tế họ vẫn chỉ là những nhà chính trị chưa thực sự lắng nghe nỗi thống khổ của người dân nghèo.

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.