Người Hàn Quốc và Việt Nam đón năm mới giống nhau,  khác nhau như thế nào?

Các nước Châu Á nói chung, người Hàn Quốc và Việt Nam nói riêng đều có phong tục đón năm mới. Đây là một trong những nét văn hóa đẹp, truyền thống của người Châu Á khi hướng về gia đình trong những ngày của tháng âm lịch đầu tiên. Vậy người Hàn Quốc và Việt Nam đón năm mới giống nhau, khác nhau như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Bài viết tham khảo:

Nghi thức đón tết âm lịch của người Hàn Quốc

Nghi thức đón tết âm lịch của người Hàn Quốc

1. Giống nhau

Cả người Hàn Quốc và người Việt Nam, đều mang trong mình dòng máu Châu Á. Chính vì thế, nét truyền thống văn hóa đặc trưng riêng của người Á Đông vẫn luôn được gìn giữ và bảo tồn qua nhiều thập kỷ.

Mặc dù, cho đến nay khi sự văn minh của nhân loại phát triển đã làm mai một đi phần nào nét văn hóa đặc sắc đó. Nhưng những giá trị cốt lõi vẫn được bảo tồn và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tuy là 2 quốc gia khác nhau, có nét văn hóa cũng khác nhau. Nhưng cả Hàn Quốc và Việt Nam đều có chung việc đón tết âm lịch cụ thể như sau:

+ Thời điểm trước tết: Đều phải mua sắm, trang hoàng nhà cửa.

+ Thời điểm tết: Đều có mâm cơm cúng ông bà tổ tiên và thực hiện các nghi lễ tôn trọng người già. Đặc biệt, cũng có phong tục tặng lì xì.

+ Thời điểm sau tết: Cũng có các lễ hội được diễn ra trong mùa xuân.

Người Việt đón tết âm lịch

Người Việt đón tết âm lịch

2. Người Hàn Quốc và Việt Nam đón năm mới khác nhau

Cả 2 quốc gia Hàn Quốc và Việt Nam đều có nét văn hóa tương đồng. Nhưng vẫn có nét khác biệt cụ thể như sau:

  • Thời gian nghỉ tết:

+ Đối với người Việt chúng ta, tết âm lịch chính là tết đoàn viên, là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong năm. Do đó, tết âm lịch được người Việt cực kỳ quan tâm.

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, cơ hội để tình cảm gia đình được gắn kết yêu thương hơn. Do đó, khoảng thời gian nghỉ tết của người Việt thường kéo dài hơn so với Hàn Quốc.

Thông thường, thời gian nghỉ tết của người Việt khoảng 1 tuần. Trước khi đón tết thật sự, người Việt sẽ được nghỉ trước đó khoảng 3 ngày để có thời gian mua sắm và trang hoàng nhà cửa.

Bàn thờ tổ tiên của người Việt trong ngày tết âm lịch

Bàn thờ tổ tiên của người Việt trong ngày tết âm lịch

+ Đối với người Hàn Quốc, thì việc nghỉ tết này cũng là cơ hội để gắn kết tình cảm. Tuy nhiên, dịp tết âm lịch này đối với người Hàn cũng không quá quan trọng.

Ngoài ra, có lẽ do người dân xứ sở kim chi “chăm chỉ” nên thời gian nghỉ tết chỉ kéo dài 3 ngày nghỉ. Thời gian được tính bắt đầu từ ngày cuối cùng của năm cũ cho đến hết ngày mồng 2 tết.

  • Phương thức đón tết:

+ Người Việt chúng ta, trước thềm năm mới thường có phong tục tắm gội sạch sẽ. Tuyệt đối kiêng kị tắm rửa vào ngày mồng 1 tết. Bởi lí do, sợ những điều không may sẽ đến và mình sẽ bị mất lộc của năm mới.

Ngoài ra, việc đón tết của người Việt là công việc của tất cả các thành viên trong gia đình. Ai cũng có nhiệm vụ. Đặc biệt, người Việt chúng ta có phong tục gói bánh trưng trong ngày tết.

Trước kia, muốn ăn bánh trưng thì chỉ chờ tết mới được ăn thôi. Còn bây giờ, khi kinh tế phát triển thì muốn ăn bánh trưng không còn phải chờ đến tết.

Bàn thờ tổ tiên của người Hàn Quốc trong ngày tết âm lịch

Bàn thờ tổ tiên của người Hàn Quốc trong ngày tết âm lịch

Mặc dù vậy nhưng văn hóa, phong tục gói bánh trưng trong ngày tết của người Việt vẫn được duy trì.

+ Đối với người dân xứ sở kim chi, phong tục đón tết của họ cũng có phần khác biệt. Họ cũng tắm rửa để xóa đi những điều không may. Nhưng thay vì gói bánh trưng thì họ lại đốt củi trong đêm giao thừa. Với ý nghĩa là tiếng nổ lách cách của gỗ, sẽ xua đuổi ma quỷ đi.

Nếu như người Việt chúng ta, cả gia đình chung tay cho việc đón tết. Thì người Hàn Quốc lại khác, việc dọn dẹp nấu nướng chuẩn bị lại do người phụ nữ đảm nhận.

Món ăn ngày tết: Món ăn ngày tết của người Việt chúng ta là nem. Thì người dân xứ sở kim chi lại không thế thiếu món canh bánh gạo – món canh mang may mắn và hi vọng.

  • Hoạt động sau tết:

+ Mặc dù thời gian nghỉ tết của người Việt kéo dài đến 1 tuần. Nhưng không vì thế, các hoạt động cũng chỉ vẻn vẹn đúng 1 tuần.

Ngược lại, những hoạt động sau tết thường kéo dài hết tháng giêng. Chỉ đến khi, công việc trở về bình thường thực sự thì phải sang tháng 2.

Vì thế, người Việt chúng ta có câu: “Tháng giêng là tháng ăn chơi” là vậy.

+ Đối với người Hàn, thì mọi hoạt động chỉ trong vòng 3 ngày tết. Sau đó, mọi người lại quay trở về với công việc bình thường.

Qua bài viết này bạn cũng đã thấy được người Hàn Quốc và Việt Nam đón năm mới giống nhau, khác nhau như thế nào? Nếu bạn là du học sinh đi du học Hàn Quốc kỳ tháng 12. Chắc chắn bạn sẽ có cơ hội việc đón tết của người dân xứ sở kim chi.

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.