Nên đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc hay Nhật Bản?

Trong khu vực Châu Á chúng ta, Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia nhập khẩu lao động nước ngoài nhiều nhất. Bên cạnh đó, là cả 2 quốc gia này đều có nền kinh tế phát triển cùng sự đãi ngộ tốt nhất cho người lao động. Vậy, nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay Hàn Quốc? Chúng ta cùng làm rõ vấn đề đó ở bài viết dưới đây nhé.

xuất khẩu lao động Hàn Quốc hay Nhật Bản

Nên đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc hay Nhật Bản

1. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Như chúng ta cũng biết, từ lâu thị trường Hàn Quốc cấm lao động Việt sang làm việc bởi vì người Việt bỏ trốn quá nhiều gây nên rất nhiều hệ lụy sau này. Từ năm 2017, Hàn Quốc chính thức nhập khẩu lao động trở lại theo chương trình EPS do Cục quản lý lao động ngoài nước triển khai. Đây là đơn vị duy nhất hợp pháp để thực hiện chương trình này, ngoài ra không có bất cứ một đơn vị nào có đủ thẩm quyền và chức năng làm nhiệm vụ đó. Tuy nhiên, để có thể tham gia vào chương trình EPS này, thì chỉ có 2 đối tượng sau mới đủ điều kiện để tham gia tuyển chọn đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc là:

– Đối tượng thứ nhất: Dành cho tất cả những đối tượng đã đăng ký tham gia kỳ thi năng lực tiếng Hàn nhưng vẫn chưa được lựa chọn bởi các doanh nghiệp phía Hàn Quốc.

– Đối tượng thứ hai: Dành cho những đối tượng đã từng đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc và thực hiện đúng hợp đồng là: Không bỏ trốn, không phạm pháp…Cùng với đó, là những đối tượng này cũng đã tham gia năng lực tiếng Hàn đặc biệt trên máy từ tháng 12/2011 đến nay.

*Lưu ý: Trường hợp những lao động Việt về nước từ tháng 1/2010 và hoàn thành đúng hạn hợp đồng cũng sẽ được xét duyệt hồ sơ để được nhập cảnh lại Hàn Quốc làm việc. Vì thế, thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc nói là mở cửa trở lại nhưng thực chất vẫn là 1 thị trường bị đóng băng. Bởi điều kiện để tham dự cũng đã khó, để sang được Hàn Quốc làm việc còn khó hơn. Ngoài ra, chương trình này chỉ có đơn vị duy nhất là Cục quản lý lao động ngoài nước có đầy đủ thẩm quyền, tư cách pháp nhân thực hiện được nhiệm vụ này.

Nếu như, người lao động không tỉnh táo mà bị dụ dỗ bởi đơn vị nào đó. Thì, đó chính là lừa đảo. Bên cạnh đó, do lao động Việt bỏ trốn quá nhiều gây nên hiện nay có 58 quận huyện bị cấm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Mặc dù, thị trường đã có chút hé mở trở lại từ tháng 1 năm 2017. Do vậy, nếu bạn muốn đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc thì hãy nên kiểm tra kỹ các thông tin nhé.

Nếu bạn vẫn muốn sang Hàn Quốc lao động thì bạn có thể đi: Du học nghề Hàn Quốc hoặc Du học Hàn Quốc vừa học vừa làm.

2. Đặc điểm thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản

Khác với thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc, thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản hay gọi là chương trình thực tập sinh Nhật Bản khá dễ dàng. Bởi, thị trường này đang mở rộng vòng tay đón lao động Việt sang làm việc rất nhiều ở mọi công việc lĩnh vực khác nhau từ công nhân cho đến cả kỹ sư bậc cao. Từ người không có tay nghề đến những người thợ tay nghề giỏi… Điều kiện tham gia đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là

+ Đối tượng là nam, nữ có tuổi từ 18 đến 35 tuổi

+ Đạt yêu cầu sức khỏe theo yêu cầu nhà tuyển dụng

+ Tốt nghiệp cấp 2 trở lên.

Nhìn chung, cả 2 thị trường này đều hấp dẫn người lao động. Bởi, mức lương và những chế độ đãi ngộ mà ít thị trường lao động trong khu vực Châu Á có được. Tuy nhiên, để đến với thị trường xuất khẩu lao động nào thì bản thân người lao động hiểu. Vì, thị trường xuất khẩu lao động nào mới thực sự dễ đi và thuận lợi nhất cho mình. Do đó, bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc hay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nhé.

Chúc bạn sáng suốt khi đưa ra quyết định!

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.