Điệu múa “đại sứ” của Hàn Quốc – Múa quạt Buchaechum

Điệu múa “đại sứ” của Hàn Quốc chính là: Múa quạt buchaechum. Tại bất kỳ quốc gia nào cũng đều có một điệu múa đại diện. Chính điệu múa ấy là nét văn hóa, là tinh thần dân tộc là linh hồn của quốc gia đó được lưu truyền và gìn giữ hàng ngàn năm.

Bên cạnh đó, điệu múa đó còn mang một thông điệp là: Quảng bá hình ảnh đất nước Hàn Quốc trên toàn thế giới. Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn khám phá điệu múa “đại sứ” của Hàn Quốc: Điệu múa buchaechum.

Điệu múa buchaechum Hàn Quốc

Điệu múa buchaechum Hàn Quốc

Nếu như chúng ta, mới chỉ biết đến nghệ thuật múa mặt nạ tại Hàn Quốc. Thì chúng ta cũng thấy được, nét văn hóa đặc sắc đó đã được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ. Vì Hàn Quốc là một đất nước trong khu vực Châu Á, chính vì thế mà văn hóa của quốc gia này mang đậm chất Phương Đông.

Do vậy, mà Hàn Quốc cũng có nghệ thuật hát múa dân gian phát triển và được lưu giữ bảo tồn rất cẩn thận như: Múa mặt nạ Talchum, múa nông nhạc Nongak, múa trống cát Changgochumri, múa nhà sư Seungmu, múa quạt Buchaechum, múa thái bình Taepyeongmu, múa ngũ liên Ogomu, múa thôn nữ Kanggang-suwollae, múa tinh tẩy Salpu, …

Nhưng hôm nay, tôi muốn đề cập với các bạn là: Múa quạt Buchaechum. Đây là, một lại hình nghệ thuật đặc sắc nhất tại Hàn Quốc và điệu múa này được coi là điệu múa “ Đại sứ” của Hàn Quốc. Nếu như, bạn là du học sinh Việt đi du học Hàn Quốc hay là khách du lịch. Và bạn có được cơ hội thưởng thức điệu múa quạt đặc sắc này. Bạn sẽ thấy: Những chiếc quạt múa sẽ tạo nên những hình ảnh vô cùng đẹp mắt như con bướm, làn sóng, bông hoa…

Nguồn gốc của múa quạt chính là: Lễ hầu đồng. Đầu tiên chỉ là bà thầy cầm quạt để múa uyển chuyển, sau đó điệu múa này được tách ra thành một màn diễn có tính nghệ thuật và giải trí cao.

Giống như điệu múa cung đình là điệu múa đại diện cho dân tôc Việt Nam. Thì điệu múa quạt Buchaechum truyền thống Hàn Quốc cũng chính là điệu múa đại diện cho người dân xứ sở kim chi. Không những thế, điệu múa còn được coi là một trong những vũ điệu quyến rũ, uyển chuyển nhất trong các điệu múa truyền thống ở Châu Á.

Múa quạt Buchaechum là sự kết hợp khéo léo giữa tình yêu thiên nhiên và sự phát triển văn hóa. Điệu múa được bắt nguồn từ thời Cho-Sen của triều đình Nhật Bản. Khi nhảy múa, người nghệ sĩ như mô phỏng các màu sắc, hình ảnh và sự rung động của hoa lá, cỏ cây, hoa lá,… được thể hiện một cách tinh tế nhất qua những chiếc quạt hồng đào.

Trang phục biểu diễn điệu múa này là: Tất cả các vũ công Buchaechum đều phải mặc trang phục truyền thống giống nhau. Loại trang phục chính này có tên gọi là dangui gồm: Một áo choàng với tay áo dài và một chiếc váy dài. Trên áo có hình phượng hoàng và được đính hạt lấp lánh trước và sau lưng.

Màu sắc chủ đạo trong điệu múa quạt này là: Màu hồng tượng trưng cho sự tươi sáng. Các vũ công, sẽ phải cầm chiếc quạt lớn có hình hoa nở màu hồng để tương trợ cho những chuyển động trong điệu múa. Ngoài ra, sẽ có một số vũ công đeo băng đội đầu mang ý nghĩa tượng trưng cho vương miện và được gọi là jokduri.

Phần mở đầu của vũ điệu là: Tất cả các vũ công đều che quạt trước mặt và đứng yên. Sau đó, chỉ có một vũ công duy nhất để lộ khuôn mặt và chuyển động quạt duyên dáng quanh khuôn mặt và cơ thể cô. Tiếp theo đó là 20 vũ công còn lại sẽ lần lượt đứng dậy, chuyển động quanh sân khấu với chiếc quạt trên tay chẳng khác gì một đàn bướm lượn quanh hoa, rung rinh trước gió vô cùng tuyệt đẹp.

Múa quạt Buchaechum, thường mô phỏng những con bướm, cành hoa nở hay những đợt sóng nước uốn lượn. Do vậy, tất cả mọi chuyển động đều rất chính xác và trôi chảy. Múa quạt Buchaechum, thường được biểu diễn trong những dịp quan trọng của quốc gia. Ngày nay, điệu múa này đã trở thành điệu múa “đại sứ” của Hàn Quốc và được dùng để giao lưu với các bạn bè quốc tế.

Vì thế, bạn hãy tận hưởng điệu múa đặc sắc độc đáo nhất Châu Á này trong chuyến du học Hàn Quốc. Bạn sẽ hiểu hơn, nét văn hóa Hàn Quốc và nét đẹp dân tộc xứ sở kim chi.

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.