Sự yếu thế của những Cô dâu Nước ngoài tại Hàn Quốc

Cuộc sống của những cô dâu nước ngoài tại Hàn Quốc không phải lúc nào cũng êm dịu như một cái kết viên mãn, điều này chắc ai cũng biết. Nhưng tại sao khi cuộc đời đưa họ sang một ngã rẽ tăm tối thì không phải ai cũng cất tiếng kêu cứu và tại sao không phải ai cũng dám đưa ra quyết định ly hôn?

Bài viết tham khảo:

1. Những mảnh khuất trong cuộc đời của các cô dâu nước ngoài tại Hàn Quốc

Cuộc sống của những cô dâu nước ngoài tại Hàn Quốc không như là mơ

Cuộc sống của những cô dâu nước ngoài tại Hàn Quốc không như là mơ

Có lẽ các bạn cũng đã đọc hoặc nghe kê về vụ cô dâu Việt Nam bị chồng Hàn Quốc đánh gẫy xương gần đây. Dư luận phẫn nộ, cảnh sát Hàn Quốc điều tra, ngay cả đại diện Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đứng ra để xin lỗi đại diện và người dân Việt Nam. Chắc cũng chẳng cần phải nói thêm thì các bạn cũng hình dung ra tầm cỡ của vụ việc này.

Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn rằng đây không phải là vụ bạo hành gia đình đầu tiên và chắc chắn cũng không phải là trường hợp cuối cùng, đặc biệt là trong những gia đình có cô dâu nước ngoài tại Hàn Quốc. Không chỉ riêng Việt Nam là đất nước có cái gọi là “môi giới hôn nhân, lấy chồng Hàn Quốc” mà ngay cả những quốc gia như Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác cũng phát triển loại hình dịch vụ đó.

Theo số liệu của Cục Thống kê vào năm 2017, cứ 20 cuộc hôn nhân diễn ra tại xứ sở kim chi thì lại có một cặp đi theo mô típ “chồng Hàn Quốc và vợ nước ngoài”. Tuy nhiên nếu như cô dâu đến từ một quốc gia Châu Á nghèo hơn đất nước của chú rể, thì hiếm khi đó là một cuộc hôn nhân bình đẳng.

Tồn tại một tỉ lệ không thấp cô dâu nhập cư kém tuổi người bạn đời của mình trung bình là từ 10 tuổi trở lên. Những cô gái này thường bị coi là đối tượng tình dục kể từ khi họ đăng ký tên vào danh sách của các bên môi giới hôn nhân xuyên biên giới.

Văn hóa gia trưởng vẫn tồn tại sâu bên trong xã hội Hàn Quốc cùng địa vị, tuổi tác không tương xứng đã khiến cho những cô dâu nước ngoài tại Hàn Quốc phải chịu đủ loại hình bạo hành đến từ cả chồng lẫn gia đình nhà chồng, cả về thể xác lẫn tinh thần.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Bộ Bình đẳng giới và Gia đình (MOGEF) cũng cho thấy những người vợ nhập cư thông qua con đường kết hôn đã tiến hành li dị thì có đến 6,4% trong số này nói rằng nguyên nhân là do bạo lực và cách đối xử tàn tệ là lí do họ rời bỏ người chồng của mình.

2. “Im lặng là Vàng”?

Một cuộc điều tra đã được tiến hành bởi Ủy ban Nhân quyền Quốc gia vào năm 2017, tiến hành trên 920 đối tượng, đã cho thấy có 42,1% trong số này đã từng trải qua bạo lực gia đình, 38% trải qua bạo lực thể chất và gần 20% đã từng bị đe dọa với hung khí.

Tuy nhiên, 31,7% nói rằng họ không tìm kiếm sự trợ giúp, 25% nói rằng họ không muốn người khác biết về tình trạng bạo lực đang diễn ra với mình, và 20,7% nói rằng họ không biết phải tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu. Cũng 20,7% nói rằng họ nghĩ những người khác sẽ không giải quyết được vấn đề của bản thân và gia đình.

3. Tại sao Khổ như vậy Không Ly hôn?

Càng ngày càng có nhiều cô dâu Việt sang Hàn Quốc sinh sống

Càng ngày càng có nhiều cô dâu Việt sang Hàn Quốc sinh sống

Tại sao lại có một tỉ lệ cao như vậy lựa chọn sự im lặng? Có hoàn toàn là để cho cuộc sống yên bình? Toàn tâm vì con vì cái? Cũng không phải sai, nhưng còn một nguyên nhân khách quan to đùng khác, đó chính là thiếu hụt sự trợ giúp và tiến trình pháp lý lằng nhằng, phức tạp của Chính phủ Hàn Quốc đối với những trường hợp thế này.

Vào thời điểm đầu, bộ luật Nhập cảnh áp dụng cho đối tượng cô dâu nước ngoài tại Hàn Quốc yêu cầu những người chồng Hàn Quốc trở thành người bảo trợ/tài trợ cho visa và tình trạng nhập cư hợp pháp của người vợ, từ đó có thể giúp những cô vợ này gia hạn visa và hộ khẩu/giấy phép thường trú khi thị thực đến hạn.

Nhưng bộ luật này đã bị hủy bỏ vào tháng 12/2011 nhằm bảo vệ tốt hơn nhân quyền của các cá nhân nhập cư thông qua tình trạng kết hôn.

Tuy nhiên, các nhóm dân sự tại Hàn Quốc nói rằng duy trì quá trình xử lý các thủ tục pháp lý cũ vẫn khiến những người vợ ngoại quốc gặp nhiều khó khăn trong quá trình có được hộ khẩu thường trú hoặc quốc tịch Hàn Quốc khi không có sự giúp đỡ của người chồng.

Các cá nhân nước ngoài cần phải tiến hành một cuộc phỏng vấn sau khi apply xin quốc tịch Hàn Quốc. Trước năm 2018, chính quyền xuất nhập cảnh còn không cho phép những người vợ ngoại quốc được phỏng vấn mà không có người chồng bản địa đi theo cùng.

Yếu tố này cùng nhiều tiến trình pháp lý phức tạp và không rõ ràng khác khiến cho những người vợ nhập cư gần như không thể nào có thể hoàn tất tất cả thủ tục một mình, đặc biệt khi khả năng ngoại ngữ của họ còn hạn chế và không có ai giúp đỡ. Điều này vô tình đã trao cho những người đàn ông trong gia đình quyền lực tối thượng, kiểm soát người vợ cùng khả năng ở lại Hàn Quốc của họ.

Đây cũng là lí do vì sao có nhiều người phụ nữ ở xứ sở kim chi chịu đựng các hình thức bạo lực mà không báo cáo lại với chính quyền.

Những cô dâu nước ngoài tại Hàn Quốc có thể sở hữu quyền hợp pháp để sống ở đất nước này mà không cần sự giúp đỡ của người chồng nếu như người chồng mất hoặc bỏ rơi người vợ. Đồng thời, khi người vợ ngoại quốc li hôn với người chồng Hàn, họ sẽ phải đấu tranh với đối phương tại tòa án để chứng minh rằng nguyên nhân li hôn đến từ lỗi của đối phương.

Việc thu thập bằng chứng về nạn bạo lực gia đình là việc rất khó đối với người phụ nữ. Vì nhiều người không quen với địa hình và ngôn ngữ địa phương, họ thỉnh thoảng còn không thể tìm thấy bệnh viện để đến chữa trị khi cần.

Các dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp cũng thường không có tại các trụ sở cảnh sát tại địa phương, mặc dù ai cũng biết tầm quan trọng của lời khai ban đầu trong những phiên tòa xét xử sau này.

Ngay cả khi phiên tòa đã kết thúc, người phụ nữ phải tiếp tục chứng minh được họ là nạn nhân để tiếp tục được chấp thuận nhập cư vào Hàn.

Khi cấp mới visa F-6 cho những người vợ nước ngoài đã li hôn hoặc đánh giá lại tình trạng thường trú hay đơn xin quốc tịch cho những người nhập cư thông qua con đường kết hôn, những nhân viên nhập cảnh thường chỉ chấp thuận khi người phụ nữ đã có con với người chồng Hàn Quốc trước đó. Nếu như chưa có con, cơ hội để được chấp thuận là rất mong manh, theo như các nhà hoạt động nhân quyền cho biết.

Chính quyền nhập cư thường cho rằng sau khi ly hôn, người phụ nữ không còn ràng buộc gì để ở lại Hàn Quốc. Lí do này được hình thành khi chính quyền không đặt mình vào vị trí của người phụ nữ.

Hầu hết những người phụ nữ này đã đưa ra quyết định rất lớn đối với cuộc đời, chuyển sang Hàn sinh sống trước khi đồng ý kết hôn với người chồng.

Hiện tại có khoảng 160,000 người vợ nước ngoài đang sống tại Hàn Quốc. 42% đến từ Việt Nam, 29% đến từ Trung Quốc và phần còn lại chủ yếu từ các nước Đông Nam Á khác như Phi-lip-pin và Campuchia.

Nhưng hệ thống nhập cư ở Hàn Quốc đang đẩy những người phụ nữ này vào một vị trí dễ bị tổn thương và bị động đối với bạo lực trong gia đình. Các chuyên gia Hàn Quốc cho biết đáng lẽ ra phải có một hệ thống mang đến bình đẳng trong mối quan hệ hôn nhân giữa các chủng tộc khác nhau.

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.