Trong bối cảnh lệnh cấm vận của Mỹ hạn chế các sản phẩm và linh kiện điện tử đến từ công ty công nghệ Huawei, các tập đoàn công nghệ lớn của Hàn Quốc cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Vừa là đồng minh lớn của Hoa Kỳ lại vừa có mối quan hệ làm ăn chặt chẽ với các công ty tại Trung Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ chịu những tác động như thế nào?
Bài viết tham khảo:
- Những LƯU Ý các bạn cần biết khi làm thủ tục nộp xin visa Hàn Quốc
- Trường Korea University | Danh sách tất cả các chương trình học
Contents
1. Cuộc chiến cạnh tranh giữa Huawei và Samsung trong bối cảnh lệnh cấm vận của Mỹ
Có thể một số bạn đã biết, hiện nay trên thị trường điện thoại thông minh, Tập đoàn Samsung Electronics của Hàn Quốc thống trị tại vị trí thứ nhất, với thị phần 21,7%. Theo sát ngay sau Samsung chính là Huawei, cái tên đang là chủ đề hot trong nhiều ngày gần đây với 17,9% thị trường người dùng.
Chính vì vậy, khi lệnh cấm vận của Mỹ chính thức được đưa ra, hạn chế thiết bị và công nghệ của Huawei được tự do thâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ này, phần lớn mọi người đều nhận định, công ty được lợi nhất trong hoàn cảnh này, không phải là Apple mà chính là Samsung.
Gần đây, Samsung tại Singapore đã đưa ra một chính sách làm xôn xao cộng đồng mạng, đó chính là việc đổi Huawei cũ lấy Samsung mới với mức giá ưu đãi chưa từng thấy. Cụ thể, một điện thoại Huawei Mate 20 Pro có thể “bán” lại với mức giá 755 đô la Singapore (tương đương với $550 USD) khi mua Galazy S10 mới toanh của Samsung.
Tuy chương trình này không chỉ áp dụng đối với các mẫu điện thoại Huawei P20 Pro, Mate 20 Pro, Nova 3i,… mà còn có giá trị trao đổi đối với các mẫu Iphone X, Iphone 7Plus, biện pháp quảng cáo này vẫn được coi là một đòn tấn công vào tập đoàn công nghệ Trung Quốc trong bối cảnh điện thoại Huawei xuống giá và người dân Châu Á đang bán tháo các mẫu điện thoại này.
Đây không phải là lần đầu tiên Samsung đưa ra chương trình trao đổi ở Singapore, nơi mà thị phần sử dụng Huawei đang tăng lên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên đợt phát động bắt đầu từ ngày 01/05 lần này được cho là cơ hội vàng để Samsung lấy lại thị phần và gia tăng vị thế của mình tại thị trường Châu Á.
Và có khả năng cao, về lầu về dài, lệnh cấm vận lần này sẽ giúp Samsung sẽ khôi phục lại được thị phần ở các khu vực như Châu Âu, Châu Á (bên ngoài Trung Quốc) và Nam Mỹ. Đây đều là các khu vực mà Huawei đã chiếm lĩnh được thị trường trong những quý gần đây…
2. Doanh nghiệp Hàn Quốc lâm vào tình thế khó xử
2.1. Tiến thoãi lưỡng nan
Như mình đã nói ở trên, Hàn Quốc vừa là đồng minh của Mỹ, nhưng cũng có mối quan hệ hợp tác làm ăn chặt chẽ với các doanh nghiệp tại Trung Quốc.
Thực chất là từ khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump đưa Huawei vào danh sách đen trong diễn biến căng thẳng của cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế, Washington đã liên tục thực hiện những cuộc gọi bí mật, kêu gọi đồng minh ngừng sử dụng các thiết bị được Huawei cung cấp, cảnh báo rằng sẽ không thể tiếp tục hợp tác với những quốc gia hay doanh nghiệp sử dụng thiết bị của Huawei.
Ngay cả nhiều doanh nghiệp tại Nhật Bản, một trong những đồng minh thân thiết của Mỹ, như: KDDI, NTT Docomo, Softbank cũng đã đồng loạt lên tiếng ngừng hợp tác với Huawei.
Lệnh cấm của Mỹ vô hình chung tạo áp lực lên các quốc gia đồng minh, tạo ra hiệu ứng lan truyền mà Hàn Quốc cũng nằm trong tầm ảnh hưởng. Đơn giản vì xứ sở kim chi vẫn có nhiều hợp đồng mang tính quyết định và ràng buộc đối với Huawei, một trong những công ty sản xuất thiết bị viễn thông và smartphone hàng đầu thế giới.
Một số lượng công ty Hàn Quốc bao gồm LG Uplus, Hyundai Motor và Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc KEPCO đang hợp tác làm việc với công ty Trung Quốc.
Một phần Hàn Quốc thận trọng trong mối quan hệ với Trung Quốc như vậy cũng vì trước đó hai nước đã có mâu thuẫn từ năm 2017, với Hệ thống Phòng thủ Tên lửa (THAAD) do Hàn Quốc lắp đặt, tổn thất $7,1 tỉ đô la cho xứ sở kim chi.
Chính vì vậy, sẽ ít có khả năng chính phủ Hàn Quốc sẽ đưa ra lệnh cấm đối với Huawei vì một số lượng công ty đã sử dụng thiết bị từ công ty Trung Quốc này.
2.2. LG Uplus
Một ví dụ cụ thể nhất ở đây mà mình có thể lấy ra cho các bạn, đó chính là Tập đoàn LG Uplus với chiến lược mở rộng mạng 5G vẫn đang còn dang dở. Tập đoàn nổi tiếng thế giới này đang dở khóc dở cười do hầu hết các thiết bị được LG Uplus sử dụng để phục vụ cho hạng mục này đến từ Trung Quốc, mà cụ thể là Huawei.
Về ngắn hạn, lệnh cấm vận sẽ chỉ tác động lên một phần dịch vụ và chiến lược mở rộng mạng 5G của LG Uplus, nhưng về dài hạn, công ty này sẽ buộc phải chuyển hướng hoàn toàn nếu muốn tiếp tục hợp tác một cách thuận lợi với các công ty của Mỹ.
Huawei là nhà cung cấp 5G chiến lược lớn nhất của LG Uplus, chủ yếu là cho khu vực đô thị của Seoul. Nếu LG sử dụng thiết bị của các đối tác khác, như của Samsung, Nokia và Ericsson thì chi phí sẽ đội lên nhiều hơn dự kiến và làm giảm lợi nhuận của LG.
2.3. Ảnh hưởng tiêu cực đối với công ty này nhưng lại là cơ hội với công ty khác
Không chỉ sở hữu lợi thế trong mảng smartphone, Samsung, nhà sản xuất chip thẻ nhớ và các thiết bị cầm tay lớn nhất thế giới, cũng đang tích cực quảng bá cho các thiết bị mạng 5G của mình, như chipset và modem, sẵn sàng lấp vào chỗ trống trên thị trường mà Huawei để lại.
Điều này có thể giúp Samsung thực sự đạt được mục tiêu đã đặt ra của mình, đó chính là nắm được 20% thị trường thiết bị mạng 5G trước năm 2022.
Không chỉ đối với trong nước, ngay cả ở thị trường Trung Quốc, nơi mà Huawei đang có dự định cắt giảm số lượng các thiết bị có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ, Samsung cũng có thể tham gia vào thị trường này khi Trung Quốc đi tìm nguồn cung tương tự từ Hàn Quốc.
Tất nhiên, ngay trong chính viễn cảnh lạc quan này, Samsung vẫn rất thận trọng do chuỗi giá trị của tập đoàn vẫn có quan hệ mật thiết với các công ty tại Trung Quốc, một khách hàng lớn trong lĩnh vực chip thẻ nhớ (memory chip).
korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam