Trung Quốc hạn chế văn hóa Hàn Quốc – Nguyên nhân do đâu?

Từ sau năm 2016, phía Trung Quốc đã có những động thái hạn chế văn hóa Hàn Quốc lưu hành tại đất nước này. Nguyên nhân thực chất là do đâu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Bài viết tham khảo:

1. Trung Quốc hạn chế văn hóa Hàn

BTS không tổ chức live show tại Trung Quốc do ảnh hưởng từ lệnh hạn chế văn hóa Hàn Quốc của quốc gia này

BTS không tổ chức live show tại Trung Quốc do ảnh hưởng từ lệnh hạn chế văn hóa Hàn Quốc của quốc gia này

Có những dẫn chứng sinh động chứng minh cho khẳng định Trung Quốc đang hạn chế một số sản phẩm văn hóa từ Hàn Quốc. Ví dụ như show diễn K-pop juggernaut của BTS được tổ chức tại 23 thành phố trên khắp thế giới trong năm nay, nhưng không thể kiếm được thỏa thuận để biểu diễn tại bất cứ một địa điểm nào trên đất Trung.

Điều tương tự cũng xảy ra đối với “Parasite” nổi tiếng của Hàn Quốc (Tên Tiếng Việt là Ký Sinh Trùng) của đạo diễn Bong Joon-ho, khi bộ phim này đáng lẽ đã được trình chiếu tại Liên hoan phim Trung Quốc vào tháng 7 năm nay nhưng phía tổ chức của quốc gia này hoãn lại, không trình chiếu vì “lí do kĩ thuật”.

Đây chỉ là một số ví dụ về việc Trung Quốc không công khai nhưng hạn chế văn hóa Hàn Quốc hay hạn chế hallyu bắt đầu từ năm 2016. Đây được coi là một phần trong loạt hành động trả đũa của chính quyền Bắc Kinh đối với chính quyền Seoul sau tranh chấp về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa “Terminal High Altitude Area Defense (THAAD)” của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Hàn Quốc thiết lập hệ thống này ở Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, vào năm 2017. Còn Trung Quốc nhìn nhận việc triển khai hệ thống này là “mối đe dọa” đối với an ninh quốc gia. Như là một hệ quả tất yếu sau đó, các bộ phim của Hàn Quốc và concert đã bị cấm tại Trung Quốc, thông qua các cách thức chính thức và không chính thức.

Tuy gần đây đã có các idol Hàn Quốc như nhóm nhạc nam WINNER, GOT7 và SEVENTEEN, có kế hoạch tổ các buổi kí tặng fan (fan signing) ở Trung Quốc vào cuối năm nhưng nhiều người vẫn tỏ vẻ hoài nghi về khả năng hồi sinh của Hallyu ở Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi cũng đã đến thăm Seoul nhưng không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy Chính phủ Trung Quốc sẽ rỡ bỏ lệnh hạn chế này cả.

2. Hệ thống phòng thủ tên lửa có phải là nguyên nhân duy nhất?

Có phải hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD chỉ là cái cớ?

Có phải hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD chỉ là cái cớ?

THAAD có thể chỉ là một cái cớ cho lệnh hạn chế lần này. Cốt lõi của vấn đề nằm ở quan điểm và thái độ của Chính phủ Trung Quốc đối với văn hóa ngoại lai. Nếu Trung Quốc không thay đổi quan điểm của mình, thì sẽ rất khó để hallyu có thể trở lại thời kì hoàng kim như những năm trước 2016.

Trung Quốc ngày nay dường như đang tập trung thúc đẩy nền công nghiệp giải trí trong nước. Nền công nghiệp này vốn được hưởng lợi từ sự phát triển của văn hóa Hàn Quốc. Nhưng đến nay Trung Quốc đã có thể tự đứng được trên đôi chân của mình và chính quyền Bắc Kinh cho rằng hallyu đã không còn cần thiết. Trên thực tế, chất lượng những sản phẩm văn hóa của Trung Quốc đã có nhiều biến đổi.

Các sự kiện fan signing đang được diễn ra ở Trung Quốc thực chất chỉ là các sự kiện nhỏ, không diễn ra thường xuyên và chỉ dừng ở quy mô hàng trăm người, vì vậy chính phủ Trung Quốc không cần can thiệp và vẫn cho phép tổ chức. Tuy nhiên đối với các sự kiện hallyu quy mô lớn thì lại không dễ dàng được như vậy.

Một nguyên nhân nữa có thể dẫn đến lệnh hạn chế, đó là những tư tưởng được chứa trong các sản phẩm, nội dung của Hàn.

Hallyu là sản phẩm văn hóa của Hàn Quốc, nhưng lại hòa trộn phong cách, hơi hướng của cả Mỹ, Nhật và Hong Kong, hay còn được gọi là dựa trên chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, hallyu ẩn trong mình mang những lý tưởng của Mỹ và phương Tây về việc dân chủ hóa nền chính trị, công bằng trong xã hội và các vấn đề bình đẳng giới.

Bắc Kinh muốn chặn tất cả những sản phẩm, văn hóa mà chính quyền cho rằng có vấn đề vì Trung Quốc là bên hiểu rõ nhất về sức ảnh hưởng của văn hóa pop. Trung Quốc vẫn chấp nhận những sản phẩm từ phía Hàn Quốc mà theo đánh giá của quốc gia này là không vi phạm những tiêu chuẩn kiểm duyệt sẵn có.

Hallyu về mặt tinh thần là niềm tự hào không thể thay thế đối với hầu hết người dân Hàn Quốc. Những hạn chế lần này cũng là cách mà Trung Quốc muốn đánh vào niềm kiêu hãnh cũng như nền kinh tế của Hàn Quốc.

3. Chiến lược đi đường vòng

Đối với Hàn Quốc, Trung Quốc là một thị trường quá béo bở để gạch tên. Vì vậy, nhiều người gợi ý về một thứ gọi là chiến lược đường vòng mà người Hàn có thể sử dụng để kiếm được lợi nhuận từ Trung Quốc mặc cho các lệnh hạn chế vẫn đang tồn tại.

Trung Quốc đang ngắm vào thị trường Đông Nam Á và đang tham gia vào các dự án hợp tác văn hóa với các quốc gia như Thái Lan và Indonesia. Hàn Quốc cũng có thể sử dụng cùng chiến lược và tham gia vào các “nhóm” tương tự. Chính quyền Seoul có thể tham gia vào hệ thống hợp tác ba bên này mà không nhất thiết phải trực tiếp gia nhập lại vào thị trường ở Trung Quốc.

Hong Kong và Đài Loan cũng đã từng có thể đóng vai trò như cầu nối giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhưng giờ đây thì mọi chuyện trở nên phức tạp hơn trước do diễn biến phức tạp của biểu tình ở Hong Kong và sự phản đối kịch liệt đến từ phía Trung Quốc.

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.