Những câu chuyện đáng lưu tâm về lao động nhập cư tại Hàn Quốc

Lao động nhập cư tại Hàn Quốc có sướng không? Phần nhiều người ta đi vì tiền, vì mưu cầu một cuộc sống đủ đầy hơn chứ đi vì sướng, cái đó không phải ai cũng tìm thấy. Dưới đây cũng chỉ là những câu chuyện nhỏ, diễn tả phần nào cuộc sống của những người lao động nhập cư, ngày ngày vẫn đang lăn lộn vì cuộc sống của bản thân bên nơi xứ người.

Bài viết tham khảo:

1. Cứ 4 lao động nhập cư ở Gwangju thì lại có 1 người không được trả lương

Cứ 4 người lao động nhập cư tại Gwangju lại có 1 người chưa được thanh toán lương đầy đủ

Cứ 4 người lao động nhập cư tại Gwangju lại có 1 người chưa được thanh toán lương đầy đủ

Theo kết quả của một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, cứ 4 người lao động nhập cư ở Gwangju thì lại có 1 người nói rằng họ đang gặp khó khăn trong quá trình đòi các khoản lương chưa được chủ lao động thanh toán.

Cuộc khảo sát này được tiến hành bởi chính quyền thành phố trong khoảng thời gian giữa tháng 3 và tháng 10 năm nay, 24,7% trong số 369 lao động đến từ tất cả 12 quốc gia nói rằng họ đang gặp khó khăn trong quá trình đòi thanh toán các khoản lương chưa trả từ cả chủ lao động trước đây và chủ lao động hiện tại.

Tỉ lệ này đối với lao động nhập cư trái phép (33,3%) cao hơn so với con số này ở các đối tượng lao động có visa đàng hoàng (23,8%).

Nếu tiếp tục hỏi những người lao động này về cách họ phản ứng với tình huống này, 68,2% nói rằng họ chuyển việc, bên cạnh đó lại có tới 31,8% đã ghi rằng họ im lặng chịu đựng.

Có tổng 54,5% lại chia sẻ họ đã từng phải chịu đựng sự bạo hành, cả về thể chất và tinh thần, mà hầu hết người gây ra chính là chủ lao động hoặc đồng nghiệp người Hàn tại nơi làm việc. Các lao động nam (56,8%) có tỉ lệ bị bạo hành cao hơn so với các lao động nữ (48%).

Theo như cơ quan Dịch vụ Thông tin Việc làm Hàn Quốc, số lượng lao động nhập cư ở tỉnh Nam Jeolla, bao gồm cả ở khu vực thành phố, rơi vào khoảng 14,000 người.

Chủ các nhà máy, phân xưởng là các chủ lao động lớn nhất, với 8,400 người làm việc trong ngành sản xuất, theo sau lần lượt là các lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi (2,290 người), đánh bắt (2,986), xây dựng (693) và ngành dịch vụ (104).

2. Lao động nhập cư tại Hàn Quốc mất mạng khi bị cảnh sát truy bắt

Người lao động nhập cư tại Hàn Quốc tử vong trong quá trình bỏ trốn gây nhiều tranh cãi

Người lao động nhập cư tại Hàn Quốc tử vong trong quá trình bỏ trốn gây nhiều tranh cãi

Trong một đợt càn quét gần đây của cảnh sát Hàn Quốc, một người lao động nhập cư trái phép đã tử vong với nỗ lực bỏ trốn khỏi hiện trường. Tên anh là Than Zaw Htay, vào thời điểm đó, anh đang làm việc cho công trường xây dựng ở Gimpo, tỉnh Gyeonggi

Vào tháng 08/2018, khi các nhân viên của cục xuất nhập cảnh tới đây để kiểm tra tình trạng lao động nhập cư trái phép, anh Than Zaw Htay đã cố bỏ trốn thông qua cửa sổ của nhà hàng nhưng ngã xuống từ độ cao 7.5 mét. Anh đã rơi vào tình trạng chết não và không may qua đời 17 ngày sau đó.

Người vợ của anh yêu cầu, đòi bồi thường từ Trung tâm Bồi thường và Phúc lợi dành cho người Lao động tại Hàn Quốc, bao gồm khoản tiền bồi hoàn cho gia đình của người đã khuất và chi phí tổ chức đám tang, nhưng phía tổ chức này từ chối, dẫn đến việc người vợ phải đâm đơn kiện.

Nhưng sự việc cũng không có gì đổi khác khi tòa án nước này xử phần thắng nghiêng về phía trung tâm phúc lợi.

“Nếu như người lao động nhập cư trái phép gặp tai nạn khi đang cố tình bỏ trốn, thì vụ tai nạn đó không liên quan trực tiếp đến công việc” – tòa tuyên bố.

Nếu như người chủ lao động của Than Zaw Htay đã ra lệnh cho anh phải chạy hoặc chỉ định một con đường trốn thoát cụ thể trong quá trình cảnh sát càn quét thì lúc này cái chết mới được coi là có nguyên nhân từ công việc do việc bỏ trốn được thực hiện trong tầm kiểm soát và theo dõi của người chủ lao động.

Nhưng trường hợp lần này thì không phải như vậy – tòa án lý luận. Anh Than Zaw Htay đã ngã trong khi đang cố bỏ trốn theo một cách làm bất bình thường và không khả thi, vì vậy vụ tai nạn không thể coi tính chất công việc là yếu tố có thể gây nguy hại trong phạm vi xét xử lần này.

Gia đình người đã khuất thì cáo buộc nhà hàng cũng có trách nhiệm một phần do nhà hàng này không có đủ cửa thoát hiểm, vì vậy mà người lao động này mới phải bỏ trốn qua cửa sổ, nhưng tòa án đã không chấp nhận cáo buộc này.

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.