Hàn Quốc mừng năm mới với nghi lễ bên Chuông Bosingak

Tiếp nối truyền thống hàng năm, năm nay người dân Hàn Quốc mà cụ thể là thủ đô Seoul sẽ chào đón khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới bên cạnh Tháp chuông Bosingak.

Bài viết tham khảo:

1. Nghi lễ Rung chuông Bosingak

Nghi lễ Rung chuông Bosingak chào đón năm mới sẽ tiếp tục được tiến hành dịp giao thừa này

Nghi lễ Rung chuông Bosingak chào đón năm mới sẽ tiếp tục được tiến hành dịp giao thừa này

Chính quyền thành phố Seoul cho biết năm nay người dân thủ đô sẽ tiếp tục chào đón năm mới với nghi lễ rung chuông truyền thống mà cụ thể là bên Tháp chuông Bosingak (Phổ Tín Các).

Nơi đây sẽ rung lên tổng cộng 33 tiếng vang, ở ngay chính trung tâm Seoul vào thời khắc nửa đêm chuyển tiếp sang năm mới. Người thực hiện nghi lễ này năm nay chính là Thị trưởng Seoul Park Won-soon và 11 đại diện tiêu biểu của thành phố.

11 cá nhân được lựa chọn tham gia rung chuông đều là những “Nhân vật của Năm”, trong 2019 đã mang lại niềm hi vọng và dũng khí cho người dân Hàn Quốc (Nếu ở Việt Nam có thể gọi là những người truyền cảm hứng).

Danh sách này bao gồm ngôi sao Youtube chim cánh cụt Pengsoo, Michael Reiterer (Đại sứ của Liên minh Châu Âu tại Hàn Quốc), Lee Ha-eun (Người đại diện cho những gia đình đa văn hóa), Lee Seo-yoon (phiên dịch viên cho các vị quan chức trong khoảng thời gian diễn ra Olyimpic Mùa Đông 2018 tại PyeongChang),…

Nghi lễ rung chuông Bosingak sẽ được phát trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia và dự kiến sẽ có hơn 80,000 người đến tham dự sự kiện này.

Các phương tiện công cộng sẽ được thành phố nới giờ hoạt động đến 2 giờ sáng trong ngày đầu tiên của năm để giúp người dân về nhà sau khi tham gia sự kiện.

Giao thông sẽ được kiểm soát và điều hành trong khu vực xung quanh Bosingak trong khoảng thời gian từ 10 giờ 30 tối cho đến 1 giờ 30 sáng, yêu cầu tất cả xe buýt có lịch trình đi qua tuyến phố phải rẽ sang tuyến đường khác trong khoảng thời gian đó.

2. Ý nghĩa của 33 tiếng chuông

Đây là nghi lễ thường niên, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1953. Tiếng chuông ngân vang như lời tạm biệt năm cũ nhưng đồng thời cũng mang ý nghĩa của những hi vọng, mong ước về hạnh phúc và kì vọng cho một năm tiếp theo.

Sự kiện này được bắt nguồn từ tập tục rung chuông Bosingak 33 lần vào thời điểm 4 giờ sáng để đánh dấu thời điểm màn đêm kết thúc và bắt đầu một ngày mới từ Thời đại Joseon (kéo dài trong khoảng thời gian từ năm 1392 – 1910).

Tiếng chuông vang lên cũng là lúc 4 cổng giao thông chính và 4 cổng phụ của Seoul chính thức mở để xe cộ và người dân có thể đi lại sau khoảng thời gian đóng cửa vào buổi tối. Nghi thức này được gọi là “paru” trong Tiếng Hàn.

Vào Triều đại Joseon, tháp chuông này nằm chính tại trung tâm thị trấn của lâu đài. Vào 10 giờ tối, chuông Bosingak cũng sẽ được rung 28 lần để đánh dấu thời điểm đóng cổng vào buổi tối.

Một cách giải thích khác lại nói rằng việc ngân lên 33 tiếng chuông cũng xuất phát từ tư tưởng Phật giáo là Quan Thế Âm Bồ Tát biến mình thành 33 bầu trời để phổ độ chúng sinh.

3. Một số thông tin thêm về Tháp chuông Bosingak

Chuông Bosingak từng được sử dụng để báo thời gian và báo cháy

Chuông Bosingak từng được sử dụng để báo thời gian và báo cháy

Bosingak là tháp chuông lớn ở Jongno, Seoul, Hàn Quốc. Tên của chiếc chuông cũng là nguồn gốc cho cái danh hiệu của con phố này khi mà trong Tiếng Hàn, Jongno có nghĩa là “phố chuông”.

Tháp chuông này được xây dựng từ năm 1396 nhưng đã bị phá hủy nhiều lần do thời gian chiến tranh và bởi hỏa hoạn. Chiếc chuông ban đầu được đặt tại Đền Wongaksa vào năm 1468, nhưng vào năm thứ 13 của triều Vua Sejo, chiếc chuông đã được chuyển đến địa điểm hiện tại vào năm 1619. Người đặt tên cho tháp chuông này vào năm 1895 chính là Hoàng Đế Gojong.

Tháp chuông có giá trị văn hóa, lịch sử và nghiên cứu cao. Do ngoài chức năng báo thời gian trong ngày và điều chỉnh xe cộ ra vào thành phố vào thời điểm bấy giờ, cách thức và nguyên liệu tạo dựng chiếc chuông còn giúp giới nghiên cứu hiểu hơn về công nghệ và kĩ thuật của người dân Hàn Quốc vào thời điểm bấy giờ.

Ngoài ra chuông còn có chức năng báo cháy. Vào thời kì hiện nay, chuông chỉ cất tiếng vang vào mỗi dịp năm mới, báo hiệu một mùa xuân nữa đang về.

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.